Cuốn sách A Mind For Numbers cho chúng ta biết điều gì?

  • Post author:
  • Post published:10/12/2020

Toán học với nhiều học sinh, sinh viên thực sự là cơn ác mộng trên giảng đường. Những con số, công thức toán học lằng nhằng luôn là nỗi ám ảnh mỗi khi nghĩ đến toán học. Hãy nghiêm túc suy nghĩ bạn đã bao giờ trực tiếp đối mặt với nỗi sợ toán học chưa hay chỉ cố tìm cách “né tránh” chúng.

Cuốn sách A Mind for Numbers sẽ là “chìa khoá” giúp bạn tiếp cận bộ môn khoa học này một cách dễ dàng và vượt qua được rào cản bản thân để chinh phục nó.

GIỚI THIỆU NỘI DUNG

Một cuốn sách nổi tiếng của tác giả Barbara Oakley – Tiến sĩ, P.E, Nghiên cứu viên Viện Kỹ thuật Y tế và Sinh học Hoa Kỳ, Viện phó Viện Kỹ thuật Điện và Điện tử trong Y học và Sinh học Xã hội – người tự nhận là một người học “dốt” toán và giờ đã trở thành giáo sư hàng đầu về não bộ và phát triển tiềm lực con người. Cuốn sách song hành cùng khóa học online Learning How To Learn – Học cách học của chính tác giả, khóa học hàng đầu này đã ghi nhận có tới trên 1,2 triệu lượt người học trên toàn thế giới (mới tính đến cuối năm 2015). Khoá học được đánh giá rất cao và hiện tiếp tục được nhiều người tìm kiếm.

Cuốn sách A Mind for Numbers

Bộ não con người có những khả năng tuyệt vời, nhưng nó lại không kèm hướng dẫn sử dụng. Bạn sẽ tìm thấy “hướng dẫn sử dụng” ấy trong A Mind for Numbers – Cách chinh phục Toán và Khoa học. Dù chỉ là người mới hay đã là chuyên gia, bạn vẫn sẽ tìm thấy những cách mới tuyệt vời để nâng cao kỹ năng và kỹ thuật học tập, đặc biệt trong bộ môn toán và khoa học.

 

A Mind for Numbers – Cách chinh phục Toán và Khoa học, đưa ra các cách thức giúp học sinh – sinh viên đang gặp rắc rối với môn toán và khoa học biết cách khai mở và sử dụng nguồn tài nguyên vô tận trong chính bộ não của mình, qua đó không chỉ chinh phục thành công bộ môn này mà còn trở nên xuất sắc hơn bao giờ hết. A Mind for Numbers cũng giúp ích cho những người đã đi làm biết cách sáng tạo và sắp xếp công việc của mình, đồng thời phát triển nó lên một tầm cao mới, thông qua các kỹ thuật tư duy hoàn hảo.

Các kỹ thuật tư duy sáng tạo như tư duy tập trung và tư duy phân tán, kỹ thuật lập khối thông tin hay đơn giản chỉ là kỹ thuật Pomodoro… được tác giả trình bày ngắn gọn và rõ ràng, giúp tất cả người đọc hiểu sâu và áp dụng tốt vào học tập, công việc cũng như đời sống thường ngày. Ngoài ra, không chỉ giới thiệu về cách thức hoạt động của bộ não và mối liên hệ của nó với việc học, người đọc còn được tiếp cận một số quan điểm sai trong học tập dẫn đến việc học không hiệu quả, đồng thời biết thêm nhiều mẹo hữu ích cho việc học và làm bài thi. Đặc biệt, tác giả lựa chọn các ví dụ thực tế từ chính các giáo sư, tiến sĩ, giáo viên và sinh viên để minh chứng cho sự thay đổi khi dựa vào các phương pháp tư duy được đưa ra trong cuốn sách.

* Một số đánh giá về cuốn sách:

– “Cuốn sách tuyệt vời không chỉ dành cho những ai đang gặp khó khăn hoặc các chuyên gia về Toán học, mà còn cho những độc giả muốn suy nghĩ và hiểu rõ hơn về môn học này.” -Library Journal

– “Cuốn sách hướng dẫn cách thay đổi các thói quen để trở nên xuất sắc môn Toán và Khoa học… hay bất cứ điều gì bạn muốn học.” – Tạp chí Mother Jones

Cùng Trung tâm Toán học UNIX tìm hiểu về cuốn sách này nhé!

Tiết lộ 10 quy tắc “bất bại” chinh phục toán và khoa học

1- Sử dụng khả năng hồi tưởng

Sau khi bạn đọc xong một trang kiến thức nào đó, hãy nhìn đi chỗ khác và nhớ lại những ý chính. Hạn chế dùng bút nhớ dòng, và đừng bao giờ đánh dấu trước những gì bạn chưa hồi tường lại để cho vào đầu. Sau đó, bạn thử nhớ lại những ý chính khi bạn đang đi bộ tới lớp hay trong một căn phòng khác không phải nơi ban đầu bạn học trang sách kia.

Khả năng hồi tưởng – tức tự tạo ra ý chí từ bên trong bạn

Khả năng hồi tưởng – tức tự tạo ra ý chí từ bên trong bạn – là một trong những yếu tố chủ chốt để học tốt.

2- Tự kiểm tra mình

Hãy tự kiểm tra mình ở mọi lúc, mọi nơi và về mọi thứ.

Tự kiểm tra mình

 Thẻ học sẽ là người bạn quý báu của bạn.

3- Lập các vấn đề thành khối

Lập khối là việc hiểu và luyện tập với một lời giải để toàn bộ lời giải đó có thể hiện ra trong tâm trí trong chớp mắt khi cần. Sau khi bạn giải một bài tập, hãy lặp lại nó. Hãy chắc chắn là bạn có thể giải ra ngay từng bước một.

Lập các vấn đề thành khối

Hãy giả vờ đó là một bài hát để ta tua đi tua lại trong đầu, giúp thông tin gắn kết với nhau thành một khối gọn ghẽ mà ta có thể lấy ra dùng bất cứ lúc nào.

4- Tạo khoảng cách giữa các lần lặp lại

Hãy học mỗi ngày một chút như một vận động viên. Bộ não cũng giống cơ bắp vậy, mỗi lần ta chỉ có thể xử lý một lượng bài tập hạn chế của một môn mà thôi.

Tạo khoảng cách giữa các lần lặp lại

5- Chuyển đổi qua lại giữa các kỹ thuật giải bài

Đừng bao giờ luyện tập quá lâu trong một buổi với chỉ một kiểu giải bài – sau một lúc, bạn sẽ chỉ đang bắt chước những gì vừa làm với bài tập trước thôi. Hãy xáo trộn và làm những dạng bài khác nhau. Điều này dạy cho bạn cách dùng một kỹ thuật và khi nào nên dùng nó (Sách giáo khoa thường không được soạn theo kiểu đó, nên bạn sẽ phải tự làm).

Sau mỗi bài tập và bài kiểm tra, hãy xem lại các lỗi sai, đảm bảo phải hiểu được vì sao mình mắc lỗi đó và giải lại. Để học hiệu quả nhất, hãy viết tay (đừng đánh máy) đề bài lên một mặt của thẻ học còn lời giải lên mặt kia (Viết tay xây dựng cấu trúc tư duy trong trí nhớ vừng chắc hơn là đánh máy).

Chuyển đổi qua lại giữa các kỹ thuật giải bài

Bạn cũng có thể chụp hình tấm thẻ học để nhập vào ứng dụng học tập trên điện thoại. Hãy tự đố mình ngẫu nhiên theo các dạng bài khác nhau. Cách khác là lật một trang ngẫu nhiên trong sách giáo khoa, chọn một bài và xem bạn có thể giải ra ngay bài đó không.

6- Nghỉ giải lao

Bạn không giải được bài hay hiểu được khái niệm toán và khoa học ngay từ lần đầu tiên cũng là chuyện thường. Thế nên, học một chút mỗi ngày tốt hơn nhiều so với học thật nhiều trong cùng một lúc. Khi bạn cảm thấy nản lòng trước một bài toán hay khoa học, hãy nghỉ giải lao để phần khác của tâm trí tiếp quản và hoạt động phía sau cánh gà.

Nghỉ giải lao

Những lúc cảm thấy căng thẳng quá thì không nên cố, hãy dành thời gian để lắng nghe một bản nhạc hoặc đứng dậy nhìn ra xa để đôi mắt được thư giãn, đồng thời cơ thể nạp lại năng lượng nhé.

7- Tập trung

Áp dụng phương pháp Quả cà chua POMODORO:

Hãy tắt hết các tiếng chuông và thông báo gây xao lãng trên điện thoại và máy tính rồi đặt đồng hồ bấm giờ trong 25 phút. Tập trung cao độ trong 25 phút đó và cố gắng làm bài hết sức. Sau khi hết giờ, hãy dành cho mình một phần thưởng nho nhỏ. Mỗi ngày học theo vài khoảng ngắn như vậy sẽ cải thiện việc học của bạn. Cũng nên cố gắng chọn khoảng thời gian và địa điểm để chỉ cần vào và học – chứ không phải để nhìn điện thoại hay máy tính

Tập trung

Đây là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để rèn luyện sự tập trung cũng như phát huy tối đa khả năng của cả 2 bán cầu não.

8- Cái gì khó làm đầu tiên

Rất nhiều người có thói quen cái nào thích nhất thì làm trước và rồi cái cần cải thiện thì lại chẳng còn thời gian. Nhưng mọi người cần hiểu rằng ý chí của con người sẽ luôn cạn dần về cuối ngày. Do đó, càng cái gì yêu thích lại càng nên để cuối cùng, khi đó bạn vẫn sẽ có đủ hào hứng để chiến thắng sự mệt mỏi và cuối ngày kết thúc trong vui vẻ.

Cái gì khó làm đầu tiên

Mỗi ngày, hãy làm việc khó nhất đầu tiên, khi đầu óc bạn còn đang “tươi mới”, tinh thần thoải mái và năng lượng dồi dào.

9- Hình ảnh tương phản

Hình dung về hoàn cảnh của bạn và so sánh tương phản với ước mơ bạn muốn đạt được nhờ học hành. Hãy đặt một bức tranh hay lời nói tại bàn làm việc để nhắc nhở bản thân về ước mơ đó. Nhìn vào nó mỗi khi bạn thấy động lực của mình sa sút. Việc làm này sẽ đem lại nhiều điều tốt đẹp cho cả bạn và những người bạn yêu thương.

Hình ảnh tương phản

10- Sử dụng câu hỏi mang tính giải trí và phép so sánh đơn giản

Sử dụng câu hỏi mang tính giải trí và phép so sánh đơn giản

 

Bất cứ khi nào phải đánh vật với một khái niệm, hãy tự nhủ: Mình giải thích điều này thế nào cho đứa trẻ 10 tuổi hiểu được đây? Phép so sánh cũng rất hữu ích. Bạn có thể dùng một hình ảnh so sánh kiểu ”dòng điện giống dòng nước” để khiến cho sự việc dễ hình dung, có sức gợi và ghi nhớ tốt hơn.

Đừng chỉ nghĩ về lời giải thích của bạn – hãy nói hoặc viết nó ra. Bởi nói hay viết cho phép mã hóa sâu hơn những gì bạn đang học (tức là biến nó thành cấu trúc tư duy trí nhớ).

* Lời kết:

Đây thực sự là một cuốn sách rất đáng để đọc và tham khảo những phương pháp hữu ích. XEM NGAY gợi ý những cuốn sách hay khác về Toán học.

Còn nhiều phương pháp hay và hiệu quả khác mà các Chuyên gia tại Trung tâm Toán học UNIX sẽ chia sẻ TẠI ĐÂY