Khen con cũng là cả nghệ thuật của các bậc cha mẹ

  • Post author:
  • Post published:25/12/2020
Hầu hết chúng ta, dù người lớn hay trẻ nhỏ đều thích nghe những lời khen ngợi, tán dương, khích lệ… Do đó, các bậc cha mẹ dành lời khen con cái mình là điều nên làm bởi một câu nói nhỏ cũng có thể đem lại giá trị trong hình thành sự tự tin ở trẻ. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng lời khen hợp lý, phụ huynh có thể khiến cho bé trở nên tự cao tự đại, huyễn hoặc về bản thân. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ về sau.
Khen con như thế nào cho đúng
Khen con như thế nào cho đúng cách để con có tư duy đúng đắn ngay từ nhỏ, để con phát triển trên sự nỗ lực của bản thân mình cũng là cả một vấn đề bố mẹ cần học hỏi.
Dưới đây là một số nguyên tắc mà Trung tâm Toán học UNIX gửi đến để cha mẹ tham khảo nhé!

1. KHÔNG KHEN CON VÌ KẾT QUẢ, HÃY KHEN VÌ QUÁ TRÌNH

Ví dụ: Hôm nay con được điểm 10, không nên khen ngay “Con mẹ giỏi quá!”, mà thay vào đó, nên nói với con: “Mẹ biết để có được điểm 10 này con đã rất chăm chỉ và nỗ lực học tập. Con mẹ giỏi quá”.
HÃY KHEN VÌ QUÁ TRÌNH
Việc khen quá trình sẽ giúp trẻ hiểu rằng những nỗ lực của mình khi thực hiện việc gì đó mới khiến mọi người để tâm quan sát và đánh giá nhiều nhất. Trẻ sẽ chú trọng và tiếp tục cố gắng hơn nhiều để được người lớn công nhận, khen ngợi.

2. KHÔNG SO SÁNH VỚI “CON NHÀ NGƯỜI TA”

Bố mẹ tuyệt đối không nên mang hình mẫu “con nhà người ta” ra để so sánh với con mình bởi “con nào” thì cũng sẽ có những điểm mạnh khác nhau và chắc chắn rằng không một ai thích bị so sánh với người khác cả, đúng không ạ?
KHÔNG SO SÁNH VỚI "CON NHÀ NGƯỜI TA"
Việc bố mẹ hay so sánh con với những đứa trẻ khác sẽ khiến trẻ tủi thân hoặc tự ti. Bởi vậy, bố mẹ hãy hạn chế dùng những từ chê bai. Đặc biệt lưu ý không nói những điều không tốt của con trước đám đông bởi làm vậy sẽ càng làm tổn thương trẻ. Có gì không hài lòng thì cha mẹ nên về “đóng cửa bảo nhau” nhé!

3. KHÔNG NHẤN VÀO PHẨM CHẤT CỦA CON, MÀ NÊN NHẤN VÀO TRẠNG THÁI CỦA MÌNH

Ví dụ: Không nên khen “con thông minh quá” (đó là phẩm chất của con), mà nên khen: “con làm được cái này mẹ rất vui và hạnh phúc, mẹ tự hào vì có con” (đó là trạng thái cảm xúc của mẹ).
Đưa cảm nhận thật lòng của cha mẹ vào lời khích lệ sẽ khiến câu nói trở nên thật lòng, nhiều tình cảm hơn.
đưa cảm nhận thực tế của bố mẹ để khích lệ con cái
Chính việc “thành thật” dù chuyện vui hay buồn cũng giúp con cái và cha mẹ hiểu nhau và kết nối tốt hơn. Bản thân người lớn khi thể hiện những điều từ trong lòng cũng sẽ diễn tả đa dạng và biến tấu cảm xúc tốt hơn, giúp trẻ cảm thấy thú vị và muốn làm thêm nhiều điều tốt đẹp khác.

4. KHEN NHỮNG THỨ NHỎ NHẶT

Ví dụ: Mọi hôm đến giờ học con cứ ngồi xem tivi, nhưng tự dưng hôm nay con tự giác ngồi vào bàn thì bố mẹ nên lập tức khen ngay hành động này của con.
KHEN NHỮNG THỨ NHỎ NHẶT
Việc khen những điều nhỏ nhoi như thế sẽ giúp trẻ hiểu rằng hóa ra mọi công việc mình làm đều có mẹ quan sát và để tâm. Từ đó, trẻ sẽ cố gắng thực hiện những điều này tốt hơn.

5. TRUYỀN ĐẠT LẠI LỜI KHEN CỦA NGƯỜI KHÁC ĐẾN TRẺ

Ví dụ: Thay vì khen con: “Con rất lễ phép với người lớn”. Mẹ có thể mượn lời của bố hoặc người hàng xóm…: “Hôm nay mẹ qua nhà bác hàng xóm, bác ấy bảo con rất lễ phép, lịch sự, biết chào hỏi người lớn đấy!”.
Nên tích cực truyền đạt lại lời của người khác khen con. Đôi khi có thể là mượn lời người khác. Điều này làm lời khen có vẻ khách quan hơn, con sẽ vui vẻ và lặp lại những việc tốt đó.

6. LƯU Ý VỀ PHẦN THƯỞNG

Phần thưởng là hiệu quả của hành vi tốt. Đó là một cách để nói “làm tốt” sau khi con làm điều gì đó tốt và cư xử tốt. Nó có thể là một chủ định, hay một bất ngờ hoặc một đặc quyền bổ sung. Ví dụ, như một phần thưởng cho việc giữ phòng của mình gọn gàng, cha mẹ có thể cho phép con chọn những gì cho bữa tối.
LƯU Ý VỀ PHẦN THƯỞNG
Phần thưởng có thể làm cho lời khen ngợi và khuyến khích hoạt động tốt hơn. Hầu hết các hành vi bị ảnh hưởng bởi những hậu quả theo sau đó.  Vì vậy, khi người lớn khen ngợi hành vi của con và sau đó thưởng cho trẻ, hành vi này có nhiều khả năng xảy ra nữa.
Lưu ý, phần thưởng có thể hoạt động tốt lúc đầu, nhưng tốt nhất là không nên lạm dụng chúng. Nếu cha mẹ sử dụng quá nhiều cho con, hãy suy nghĩ lại tình hình – vì cái gì quá nhiều luôn phản lại mục đích ban đầu người lớn mong muốn. Hãy sử dụng nó cho các hành vi cha mẹ mong muốn con thực hiện hay các nhiệm vụ khó hơn đối với con.
Ngoài ra, nên nhìn nhận rõ hối lộ và phần thưởng không giống nhau. Một hối lộ được đưa ra trước khi hành vi bạn muốn, và một phần thưởng được đưa ra sau. Phần thưởng củng cố hành vi tốt, nhưng hối lộ thì không.
Thế mới thấy, khen con là cả một nghệ thuật mà người làm cha, làm mẹ cần nắm được để có những “kỹ năng” giao tiếp sao cho phù hợp và đem lại hiệu quả đối với con trẻ. Người lớn tham khảo và áp dụng nhé!
Trung tâm Toán học UNIX có nhiều thông tin cập nhật tại Fanpage, mọi người truy cập và đừng quên ấn theo dõi nha.