Tại sao toán hình luôn “khó xơi” hơn toán đại?

  • Post author:
  • Post published:02/10/2019

Toán đại thì luôn trừu tượng hơn toán hình. Tuy nhiên nhiều bạn lại thấy nó dễ hơn phần Hình. Vậy nguyên nhân do đâu? Đại Số luôn đòi hỏi người học một tư duy logic, nhanh nhạy và sắc bén trong khi đó, Hình Học đòi hỏi nhiều hơn thế.

Toán hình

Việc học toán yêu cầu chúng ta sử dụng ½ não trái + ½ não phải. Nhờ đó, toán học không chỉ giúp phát triển tư duy logic mà còn giúp cân bằng não bộ, phát triển cả 2 bán cầu não. Thế nhưng không phải ai cũng có thể học giỏi 2 dạng toán cùng một lúc. Không ít bạn học sinh đã tâm sự với chúng tôi rằng. “Toán hình khó quá, nhất là khi lên tới cấp 3 làm quen với hình không gian. Lại còn phải lập luận chứng minh rất phức tạp.”

Đi vào phân tích kỹ hơn, chúng ta có thể nhận thấy:

Điểm đặc biệt của  hình học nằm ở chỗ nó không những sử dụng suy luận logic mà còn đòi hỏi cao và phát triển mạnh khả năng hình dung hình học trực giác. (Tư duy hình dung trực giác ở các môn khác cũng cần, nhưng đặc biệt trong hình học nó càng thể hiện rõ). Nói về thần kinh học, thì tức là nó dùng cả não trái (tính toán logic) và não phải (trực giác hình học). Tương tự như là trong máy tính và smartphone có cả “main processor” và “graphics processor” vậy, cả hai đều quan trọng để cho nó chạy nhanh chạy tốt. Nếu không vận dụng phần não phải thì tư duy hình học ắt bị ảnh hưởng nhiều.

Bên cạnh đó, theo thầy Nguyễn Khắc Minh (chuyên gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo) , nguyên nhân dẫn đến tình trang học sinh sợ môn hình còn nằm ở 4 lý do trong cách dạy học ở Việt Nam.

  •  Không tạo được cảm hứng cho học trò
  • Thiếu cơ bản, dập khuôn giải các dạng bài thay vì chú trọng đến việc hiểu cốt lõi vấn đề.
  •  Cô lập, không chỉ ra các ứng dụng và sự liên quan đến những thứ khác
  • Quá hình thức,  không kích thích phát triển khả năng hình dung hình học.

Tất nhiên, cả 4 điểm trên đều có thể nói cho việc dạy mọi môn khác chứ không riêng hình học. Nhưng riêng với đăc điểm “khó ở” của toán hình thì nó đúng đến 1000%.

Toán hình đòi hỏi tư duy về mọi mặt. Đó là lý do, ai học giỏi toán hình đều được nhận xét là thông minh sáng dạ.

Toán hình

1) Không tạo được cảm hứng cho học trò

Trong điều kiện mà cảm hứng tạo ra được trong giờ học là có hạn, thì học sinh nên tìm hiểu thêm các hoạt động ngoại khóa sinh động, và đọc các sách tham khảo hấp dẫn.

Việc tạo được cảm hứng cho học sinh là điều quan trọng, vì một khi có cảm hứng thì học sẽ nhanh vào. Thế nhưng ở Vn tài liệu ôn luyện hầu như đều là các sách bài tập. Luyện thi “mì ăn liền” chiếm ưu thế áp đảo. Lượng sách tham khảo có tính gợi mở, khơi dậy cảm hứng còn rất ít. Trung bình có lẽ cứ hàng trăm học sinh thì mới có được một học sinh có sách như vậy. Mà sách như vậy mới dễ đem lại cảm hứng cho học sinh.

Ở trường lớp, việc tham gia hoạt động ngoại khóa dành riêng cho môn toán gần như là xa với. Trừ các trường quốc tế trên địa bàn thành phố thì gần như hệ thống giáo dục từ THPT đổ xuống ở Việt Nam không có hoạt động ngoại khóa, các trò chơi,… để kích thích cảm hứng học toán cho học sinh.

Để tạo cảm hứng học tập, học sinh hay tìm đến các trung tâm toán học học có phương pháp dạy đa dạng, hiện đại. Thế nhưng không phải trung tâm nào cũng có cách học phù hợp với từng đối tượng.

2) Thiếu cơ bản, dập khuôn giải các dạng bài thay vì chú trọng đến việc hiểu cốt lõi vấn đề.

Cách học “ăn sổi”, “mì ăn liền”, chạy theo điểm số ở Việt Nam là một trong những lý do khiến học sinh học hời hợt, có thể giải bài tập (những dạng bài được làm đi làm lại nhiều lần, hoặc có trong quyển sách luyện thi nào đó) như cái máy mà không hiểu bản chất vấn đề. Điều này thực sự đáng ngại, và càng học lên cao và khi ra ngoài làm việc càng lộ rõ. Có những bạn sinh viên đã học những môn “rất cao cấp”. Nhưng khi hỏi một số câu hỏi khá cơ bản thì lại không trả lời được.

Toán hình

3) Cô lập, không chỉ ra các ứng dụng và sự liên quan đến những thứ

khác

Một bạn học sinh kể rằng. Khi học phổ  thông học hình học chẳng hiểu gì cả. Nhưng khi vào đại học phải học môn đồ họa. Tự nhiên thấy hình học dễ hiểu hẳn. Tại sao lại không nhắc đến hình họa trong hình học?

Không chỉ hình hoạ, mà rất nhiều vấn đề “thường ngày” khác cần đến kiến thức hình học sơ cấp. Chẳng hạn như xây tường để khỏi đổ thì tường phải đứng thẳng, tức là vuông góc với mặt đất. Mặt bàn thì phải đặt nằm ngang. Tức là song song với mặt đất nếu không muốn các thứ đặt trên đó bị lăn trượt đi. Bánh xe đạp thì phải tròn thì mới lăn tốt mà xe không bị nhấp nhô, v.v. Các khái niệm hình học đều có thể lấy ví dụ từ thực tế khá gần gũi.

4) Quá hình thức,  không kích thích phát triển khả năng hình dung hình học.

Các giảng dạy quá hình thức khiến cho việc học trở nên khô khăn khó hình dung.

Thay vào đó, có thể giảng như thế nào cho sinh động, dễ hiểu?

– Đừng bao giờ nói “Cái này khó lắm”. Mọi khái niệm toán học ở phổ thông đều trong sáng, tự nhiên, chẳng có cái gì “khó lắm”. Khó thì không phải là do bản thân kiến thức khó, mà cách tiếp cận không thích hợp biến cái dễ thành cái khó (và biến cái khó hơn thành cái không thể hiểu).

– Vi dụ với một bài tập về phép quay. Đây là phép biến đổi rất tự nhiên mà học sinh trước khi đi học đã nhìn thấy tận mắt hàng ngày. Cần bắt đầu bởi những cái mà học sinh đã biết đó: Bánh xe đạp quay, kim đồng hồ quay, cối xay quay, v.v. Rồi sau đó mới đến đoạn kiểm tra các tính chất đó một cách chặt chẽ, viết thành định lý. Chú ý là chứng minh của một định lý dù có đúng cũng chưa chắc đã là cách giải thích hay ho cho học sinh hiểu. Đầu tiên cần hiểu ý tưởng vì sao nó lại đúng, rồi mới đến chứng minh chặt chẽ, mới là quá trình tiếp cận hiệu quả hơn.

(Dựa theo bài viết trên trang Sputnik Education)