Góc tâm lý: Yêu cho roi cho vọt có tốt không?

  • Post author:
  • Post published:19/01/2021

Làm cha mẹ, ai cũng mang tâm lý “Làm thế nào để con…”

Chỗ “…” trên có thể là: học giỏi, hạnh phúc, phát triển toàn diện… bởi người lớn chúng ta đều biết rằng không ai là hoàn hảo, nhưng luôn có cách để khiến mình trở nên tốt hơn.

Cùng Trung tâm Toán học UNIX chia sẻ những câu chuyện và xem đâu là phương pháp này có phù hợp không nhé!
Câu chuyện mở đầu:
Lần thứ 3 mình gặp gia đình đó ở quán cà phê cạnh nhà. Hai bố mẹ và 2 đứa trẻ một trai một gái. Lần thứ 3 mình thấy cả bố lẫn mẹ quát mắng, chì chiết bé gái (khoảng 9,10 tuổi) ngay trong quán. Từ cách ăn, cách dùng đồ, cách ngồi của em. Đứa bé thường cúi mặt cam chịu, hành vi lại càng lúng túng, vụng về. Trong khi đó bà mẹ lại rất chăm sóc đứa em trai (khoảng 5,6 tuổi), làm hộ nó mọi thứ, bón đồ, lau miệng. Cả hai đứa trẻ đều sẽ bị tổn thương từ cách hành xử của mẹ.
Tâm lý con trẻ dễ bị tổn thương
Có câu nói như thế này: “Có những người dành cả cuộc đời để chữa lành tuổi thơ và có những người dùng cả tuổi thơ để vượt qua hiện tại.”
Những đứa bé được lớn lên trong một môi trường lành mạnh, được yêu thương, được tôn trọng, được khích lệ…chắc chắn nó sẽ có sức mạnh, nội lực, bản lĩnh để vượt qua khó khăn trên đường đời. Ngược lại, những đứa bé không có được may mắn ấy, không chỉ tuổi thơ tổn thương mà cả cuộc đời sẽ phải vật lộn để chiến đấu với những thương tổn khi thơ bé.
Mình sợ nhất trên đời chính là lời chì chiết, tiếng bấc tiếng chì. Roi vọt còn hết đau, lời cay đắng mang theo cả cuộc đời:
Trăm năm bia đá còn mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Vậy nên, đừng lấy cớ “khẩu xà tâm Phật”, tâm đã Phật thật thì không khẩu xà được đâu.
Làm mẹ, chẳng ai dạy phải làm như thế nào, chỉ có thể là tự học, tự đọc, tự răn mình. Cho con giàu sang, phú quý, thành danh chẳng bằng xây dựng sự an yên trong tâm hồn.
Tổn thương từ mẹ (Mother Wound) là một khái niệm tâm lí chỉ những thương tổn của đứa trẻ do chính mẹ gây ra (trong trường hợp đứa trẻ không ở với mẹ từ nhỏ thì là do người chăm sóc trực tiếp). Con của những người mẹ có những hành vi tiêu cực như đánh đập, chửi bới, nghiện ngập, lạm dụng hoặc có bệnh lý như trầm cảm, ái kỉ… dễ bị thương tổn này. Ngoài ra, Tổn thương từ mẹ còn xuất hiện ở những mối quan hệ mẹ con thoạt nhìn có vẻ bình thường nhưng lại thiếu quan tâm tới con cái (kể cả thể chất và tinh thần) hoặc chỉ quan tâm về thể chất mà phớt lờ tinh thần, ít trò chuyện, áp đặt (kể cả áp đặt dưới danh nghĩa yêu thương), lạnh lùng hoặc quá yếu đuối, phụ thuộc. Nhiều mối quan hệ “tưởng như bình thường” nhưng lại chứa đựng rất nhiều bất ổn mà người ta ít khi nhìn ra.
con trẻ bị tâm lý khi bị mắng nhiếc
Một số hậu quả của Tổn thương từ mẹ:
1. Mẹ hay chỉ trích: Con tự chỉ trích chính mình. (Mẹ chê bai ko ghi nhận con, con cũng luôn thấy mình kém cỏi và thường có xu hướng chất vấn, dày vò bản thân khi có chuyện ko như ý xảy ra).
2. Mẹ cấm đoán, thiếu khích lệ, thiếu ghi nhận: Con luôn sợ bị đánh giá (thường sống theo sự đánh giá của xã hội mà không thành thực với cảm xúc của bản thân).
3. Mẹ hung hăng, thiếu kiềm chế, nóng nảy (kiểu sẵn sàng xù lông xù cánh?): con thiếu tự tin.
4. Mẹ “vắng mặt”. tức là vẫn có hiện diện về mặt vật lý nhưng cảm xúc lại lạnh lùng, xa cách: con thiếu khả năng thấu hiểu và bộc lộ cảm xúc (do không “học” được từ mẹ )
5. Mẹ phụ thuộc (về mặt cảm xúc) thiếu độc lập, dựa dẫm về cảm xúc: con khó khăn, yếu ớt trong việc vạch ra ranh giới cho bản thân.
6. Mẹ kiểm soát: con dễ nổi loạn, bốc đồng và thường có hành vi thiếu kiểm soát.
7. Mẹ bi quan, sầu não: con thiếu trân trọng bản thân.
Hy vọng qua bài viết này, phụ huynh sẽ biết rằng lý do vì sao “cho voi cho vọt” để từ đó có những cách dạy con phù hợp hơn nhé!
Mất kiên nhẫn với con trong quá trình dạy dỗ con cái hẳn người làm cha làm mẹ nào cũng từng. Vậy phải làm như nào để thấu hiểu con hơn và con cũng biết cư xử cho phải phép hơn? Cùng lắng nghe chia sẻ từ phía các Chuyên gia của Trung tâm Toán học UNIX TẠI ĐÂY hoàn toàn MIỄN PHÍ nhé!