Hình học - Tại sao học sinh lớp 8 khó mà yêu nổi?

  • Post author:
  • Post published:07/04/2021

“Chỉ cần thuộc lý thuyết và áp dụng vào bài tập là được”

Nghe thì đơn giản nhưng “chỉ cần thuộc” thôi cũng là cả vấn đề với môn hình học 8 này. Hôm nay Unix sẽ chỉ ra một vài điểm khó trong môn học khó nhằn này, bố mẹ cùng đọc và xem con mình có đang cùng cảnh ngộ không nhé:

1. Lý thuyết hình học dài, khô khan

Thực sự là vậy, toán học luôn khô khan với những con số và những đường thẳng tắp. Đặc biệt với hình học, viết dài như văn không cẩn thận lại sai, tóm tắt quá khéo lại thiếu ý, phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam mà. Nếu học thuộc lòng thì chắc cũng sẽ thuộc nhưng học sinh sẽ rơi vào tình trạng học vẹt, hỏi ngược lại 2-3 câu sẽ vấp ngay lập tức. Để nhằn được đống lý thuyết này quả thực không dễ dàng. Ví dụ “Tiên đề Euclid: Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng ta vẽ được một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho”. Không thể thêm hay bớt bất cứ chữ nào vì nó đã quá đủ ý và đủ ngắn gọn để không sai.

hinh-hoc-lop-8

2. Không vẽ được hoặc vẽ sai hình

Hình học có một cái hay: cả 1 trời lý thuyết hình học trong 4 năm cấp 2 có thể được vận dụng trong 1 bài tập. Vậy nên nếu bỏ lỡ bất cứ phần học nào học sinh cũng có thể dẫn tới không vẽ được hoặc thậm chí vẽ sai hình. Trong các đề thi, học sinh rất dễ nhầm các khái niệm: đường thẳng-đoạn thẳng, tia-tia đối, góc kề bù-góc kề … Và đương nhiên, nếu không có hình thì bài hình coi như bỏ. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến học sinh ngại học hình.

VD: Đề thi vào 10 năm 2018-2019 có mức độ vẽ hình tương đối phức tạp nếu học sinh không cẩn thận rất dễ nhầm.

“Cho đường tròn (O;R) với dây cung AB không đi qua tâm. Lấy S là một điểm bất kỳ trên tia đối của tia AB (S khác A). Từ điểm S vẽ hai tiếp tuyến SC, SD với đường tròn (O;R) sao cho điểm C nằm trên cung nhỏ AB (C, D là các tiếp điểm). Gọi H là trung điểm của đoạn thẳng AB.
a) Chứng minh 5 điểm C, D, H, O, S thuộc đường tròn đường kính SO.
b) Khi SO = 2R, hãy tính độ dài đoạn thẳng SD theo R và tính số đo góc CSD.
c) Đường thẳng đi qua điểm A và song song với đường thẳng SC, cắt đoạn thẳng CD tại điểm K. Chứng minh tứ giác ADHK là tứ giác nội tiếp và đường thẳng BK đi qua trung điểm của đoạn thẳng SC.
d) Gọi E là trung điểm của đoạn thẳng BD và F là hình chiếu vuông góc của điểm E trên đường thẳng AD. Chứng minh rằng, khi điểm S thay đổi trên tia đối của tia AB thì điểm F luôn thuộc một đường tròn cố định.”

dap-an-hinh-hoc-vao-10-1

dap-an-hinh-hoc-vao-10-2

3. Ngộ nhận trong hình học

Lý do phổ biến dẫn tới bế tắc trong các bài hình của học sinh, kể cả những bạn đã học tốt môn Hình. Tại sao lại có lý do là ‘ngộ nhận’? Rất đơn giản thôi, bắt nguồn từ việc vẽ sai hình và trong một trường hợp trong mơ nào đó, việc vẽ sai hình lại dẫn đến 1 hình khác dễ gây hiểu lầm. Và khi nhìn nhầm hình thì sẽ sử dụng dấu hiệu nhận biết của hình đã nhầm để chứng minh. Tất nhiên là sẽ không chứng minh được. Đi đến đây nhiều học sinh sẽ nghĩ đến sai đề chứ không nghĩ mình đã vẽ sai hình.

Các cặp hình học sinh đa số bị nhầm như hình thang – hình bình hành, hình bình hành – hình thoi, hình thoi – hình vuông, …

hinh-hoc-8

Để học giỏi môn Hình lớp 8 quả thực là khó, tuy nhiên hiện nay cũng có rất nhiều phương pháp giúp các em học sinh vượt qua. Unix sẽ đề cập sâu hơn trong các bài viết tiếp theo. Bố mẹ cũng có thể tham khảo nội dung 7 cách học tốt môn Toán.

Trung tâm Toán học Unix là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu về Toán tại Hà Nội với đội ngũ giáo viên chất lượng cao. Giáo trình học tập tại Unix được biên soạn độc quyền bởi thầy cô có chuyên môn sâu, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy và ôn thi Toán học tại các trường TH, THCS. Ngoài ra, Unix có trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại phục vụ cho việc học tập của các em học sinh. Để được tư vấn trực tiếp, phụ huynh có thể gọi vào HOTLINE hoặc đăng ký trực tiếp TẠI ĐÂY