Học khi ngủ - Làm sao để lúc tỉnh dậy thông minh hơn?

  • Post author:
  • Post published:18/11/2020

Học mọi lúc mọi nơi, kể cả trong giấc ngủ! Nghe thì có vẻ bất khả thi, nhưng khoa học đã chứng minh được chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều đó.

Hãy cùng Trung tâm Toán học UNIX tìm hiểu các cách nào để giúp bạn nâng cao các kỹ năng khi đang say giấc nồng nhé:

1. Hiểu được sức mạnh của giấc ngủ

Nhà khoa học Guang Yang – người đặc biệt quan tâm đến cách thức chúng ta học, đã nghiên cứu về và tự hỏi liệu những neuron có thay đổi khi ta học 1 điều gì mới? Bằng những phương pháp tân tiến, Guang đã chụp ảnh 1 phần sợi ánh:

Untitled 1

Những mũi tên xanh trên hình chỉ ra những nơi đầu gai mọc lên từ sợi nhánh xuất hiện sau giấc ngủ

Vào ban ngày, khi bạn đang học bài, những “mầm” nhỏ dần mọc ra từ sợi nhánh. Chúng sẽ lớn rất nhanh khi bạn đang ngủ và tạo những mối liên kết xynap với những sợi trục của các neuron khác. Như vậy, khi bạn đang ngủ, đường liên kết não bộ trở nên chặt chẽ hơn. Một neuron có thể kết nối với nhiều neuron khác qua các xynap, từ đó tạo nên kết nối mạnh mẽ.

Khi ngủ, não bộ luyện tập lại những gì nó đã học từ ban ngày. Những buổi rèn luyện ban đêm này có thể là nguyên do cho sự phát triển của các đầu gai. Khi những đầu gai này trở nên lớn hơn, các xynap cũng mạnh hơn. Đường liên kết cũng trở nên rộng lớn và vững chắc hơn.

Nhưng những sợi nhánh này giống như máy phát hiện nói dối: Những đầu gai và xynap của chúng chỉ bắt đầu lớn lên nếu bạn thực sự tập trung vào bài học từ trước đó. Nếu không luyện tập những kiến thức đã học, thì những đầu gai dù có mọc lên cũng dần biến mất.

Đây là lý do vì sao bạn hiểu những điều giáo viên giảng dạy, nhưng nếu đợi vài ngày sau mới mở ra xem lại, bạn sẽ không hiểu được gì hết. Và thế là bạn phải bắt đầu lại quá trình. 

2. Xây dựng bức tường học tập bằng kỹ thuật lặp lại ngắt quãng

Một cấu trúc học tập tốt cũng giống như 1 bức tường vững chắc: Chúng lớn dần và ngày một mạnh mẽ. Nếu bạn dành 1 khoảng thời gian nhất định mỗi ngày cho việc học, bạn sẽ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn sau đó. Trong lúc đó, những kết nối xynap sẽ phát triển và củng cố sự ghi nhớ bài học mới. 

Giống như khi xây tường, nếu bạn để lớp vữa giữa những viên gạch khô lại bằng những giấc ngủ, bạn sẽ tạo nên 1 nền tảng vững bền. Nhưng nếu bạn không để lớp vữa được khô, mà cứ liên tục nhồi nhét những kiến thức (viên gạch) vào trong 1 ngày, bức tường sẽ chỉ còn là 1 đống  lộn xộn. Đây cũng là điều xảy ra khi bạn trì hoãn việc học đến phút cuối. Việc học dồn khiến bạn sẽ có ít thời gian để lặp lại bài học, và ít giấc ngủ để hình thành xynap mới nên sẽ không thể ghi nhớ được rõ những kiến thức đã học. 

Một vài học sinh vận dụng cách sau: Nếu bài tập được giao đến thứ 6 phải nộp, họ sẽ làm hết cho xong vào thứ 2. Đây là 1 cách hay, nhưng bạn vẫn nên thỉnh thoảng “bồi bổ”lại kiến thức trước ngày nộp bài để củng cố đường liên kết não bộ. Bạn có thể dùng flash cards, xem lại sách vở, ôn tập cùng bạn. Bạn càng trở nên thành thạo việc gợi nhớ thông tin, việc ôn tập có thể diễn ra ít thường xuyên hơn. Khi bạn học 1 bài mới, sớm sau đó bạn phải ôn lại bài – trước khi những xynap và đầu gai biến mất. Nếu không, bạn sẽ phải học lại từ đầu.

on thi thpt 1

Việc cố nhồi nhét tất cả kiến thức và không đủ giấc ngủ để giúp hình thành những xynap mới sẽ khiến bạn dễ quên nhanh hơn  

3. Dừng và gợi lại 

Khi bạn ở gần người thân, 1 người bạn hay bạn cùng lớp, hãy thử vận dụng active recall. Nói lại với họ những ý chính bạn đã học được từ một bài mới bạn vừa học. Truyền đạt lại kiến thức mới cho người khác sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề đó một cách mới mẻ và sâu sắc hơn. Điều này cũng gây nguồn cảm hứng học hỏi ở người nghe với môn học đó. Đặc biệt, việc này đồng thời củng cố đường liên kết não bộ giúp bạn ghi nhớ kiến thức đó lâu dài hơn.

17 umc074 1003 1500

Dù bài học có phức tạp đến đầu, đơn giản hóa nó khi giải thích lại cho người khác sẽ giúp cho sự hiểu biết của chính bạn.

4. Thực hành: Gợi lại bài học sau giấc ngủ  

Sau khi học một bài hoặc lý thuyết mới mà bạn thấy khó, hãy thử phương pháp này:

  • Luyện tập bài học mới đó nhiều lần trong ngày đầu tiên và thử xem liệu bạn có thể gợi nhớ được kiến thức mới vừa học không. Có vẻ khá khó khăn, phải không? 
  • Bây giờ hãy đi ngủ và đến ngày hôm sau, hãy thử gợi nhớ lại bài học hôm qua. Lúc này bạn có thấy việc đó dễ dàng hơn không?

shutterstock 211771747 1

Sau vài ngày chăm chỉ luyện tập, bạn sẽ trở nên thành thạo phương pháp này hơn.

Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn tập trung khi học bài và có những giấc ngủ chất lượng, đầy đủ nhé.

Hy vọng, bài viết này sẽ khiến chúng ta thêm thấy tầm quan trọng của việc ngủ là như nào, cả cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn đó!

Còn nhiều phương pháp hay và hiệu quả khác mà các Chuyên gia tại Trung tâm Toán học UNIX sẽ chia sẻ TẠI ĐÂY