Phải làm gì khi con không chú ý lắng nghe?

  • Post author:
  • Post published:06/01/2021
Chia sẻ, thấu hiểu… luôn xuất phát từ việc biết chú ý lắng nghe. Nhưng không phải ai cũng biết cách tiếp nhận thông tin như thế nào là hợp lý. Đặc biệt ở con trẻ, độ tập trung chưa cao, cũng như có quá nhiều điều thú vị khác từ bên ngoài làm cho thu hút sự chú ý, nên không ít cha mẹ cảm thấy đau đầu vì nói vừa dứt câu mà hỏi lại con chẳng biết tí gì!
Phụ huynh không nên chủ quan, hoặc quá khắt khe với con trẻ những lúc như thế, bởi luôn có cách để khắc phục tình trạng này. Cùng Trung tâm Toán học UNIX tham khảo và vận dụng những cách đơn giản như sau:

1. Cùng chia sẻ, chú ý lắng nghe nội dung câu chuyện mỗi khi con hỏi

Khi chúng ta có băn khoăn, thắc mắc, tò mò… thì sẽ có xu hướng tìm hiểu vấn đề đó. Việc trẻ chủ động đặt câu hỏi với cha mẹ, dù là những câu hỏi vượt khả năng có thể trả lời, hay những câu vô cùng đơn giản, thì cha mẹ cũng nên dành sự chú ý đến con. Điều này sẽ khơi gợi sự thích thú, giúp trẻ thấy được sự tôn trọng, chia sẻ để từ đó trẻ sẽ thấy lắng nghe cũng là điều vô cùng “nghiêm túc” mà bất cứ ai, kể cả người lớn cũng cần làm cho trọn vẹn.
cha me nen noi chuyen sex voi con
Việc lắng nghe con trẻ cũng giúp củng cố tình yêu và nhận được nhiều hơn những tâm sự về sau.

2. Chọn những chủ đề trẻ đang quan tâm chú ý để bắt đầu câu chuyện

Khi trẻ trở nên trầm và không xu hướng ít nói, cha mẹ có thể tạo sự hứng thú cho con bằng cách khơi gợi bất cứ điều gì mà con yêu thích hoặc liên quan đến sở thích của con. Điều này cho thấy việc lắng nghe con trẻ trước đó là có hiệu quả. Đặc biệt, khi đề cập đến chủ đề trẻ đang chú ý, con sẽ phát biểu và thể hiện nhiều hơn. Kỹ năng trình bày (nói) sẽ phát triển lưu loát khi kỹ năng lắng nghe của con cải thiện, tiến bộ. Chính vì sự liên quan mật thiết này, cha mẹ hãy thường xuyên trò chuyện về điều con đang chú ý nhé!

3. Hỏi ý kiến phản hồi của con mình với mỗi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống

Trong cuộc sống không phải điều gì cũng gây sự chú ý hoặc trở thành sự yêu thích của chúng ta nhưng vẫn phải thảo luận, suy nghĩ. Ở bất cứ độ tuổi nào, chỉ cần được gặng hỏi, trẻ con vẫn có thể đưa ra quan điểm, ý kiến cá nhân theo góc nhìn lúc bấy giờ. Dù có thể ngây thơ, non nớt, thiếu sự trải nghiệm, nhưng ít nhiều khơi gợi trong con sự quan tâm đến nhiều vấn đề hơn, có cái nhìn tổng quát và rộng hơn. Đặc biệt, trẻ sẽ không giữ thái độ thờ ơ hoặc lãnh đạm mà trở nên sâu sắc dần theo năm tháng.

4. Tăng cường vốn từ vựng cho con (đọc sách, xem phim)

Không ngừng trao dồi và bổ sung kiến thức là quá trình mà bất cứ độ tuổi nào cũng cần để bản thân được phát triển. Tương tự với con trẻ, trong quá trình hình thành và hoàn thiện ý thức – nhận thức – cảm nhận về thế giới xung quanh với nhiều kiểu mối quan hệ tương tác, gắn bó chặt chẽ với nhau… thì các con cần có cho mình vốn từ vựng đa dạng phong phú.

15

Vậy từ vựng từ đâu mà có? Từ nhỏ, chúng ta dạy con trẻ gọi bà, gọi mẹ, đây là quả trứng, kia là bóng bay… Dần dần, trong giao tiếp đời sống hằng ngày, trẻ tự hình thành và tiếp nhận ngôn ngữ một cách cả chủ động lẫn bị động. Chính vì vậy, hãy chọn lọc những nội dung hay và phù hợp lứa tuổi của con từ sách truyện, phim ảnh, âm nhạc… Điều này sẽ kích thích sự phát triển ngôn ngữ của con hơn, giúp con biết lựa chọn những từ phù hợp cần nói hay phản hồi.

5. Tham gia chương trình “Đánh thức cảm hứng học Toán” tại Trung tâm UNIX để rèn luyện các kỹ năng chú ý tập trung và các kỹ năng khác giúp học tập hiệu quả

Là một trong những chương trình hàng đầu được nhiều phụ huynh, học sinh trên khắp cả nước tin tưởng lựa chọn, “Đánh thức cảm hứng học Toán” với các Chuyên gia tại UNIX sẽ giúp các em nhỏ độ tuổi từ 8 – 14 biết cách tập trung chú ý, thay đổi thái độ và nhận thức theo hướng tích cực, rèn luyện ý chí, phát triển tư duy và kỹ năng…

ads

Đăng ký chương trình TẠI ĐÂY để được trải nghiệm hoàn toàn MIỄN PHÍ