Rèn luyện sự tự giác cho con

  • Post author:
  • Post published:16/12/2020

Xây dựng cho con ý thức tự giác là một quá trình rèn luyện. Tuy nhiên, ngay từ khi còn nhỏ cha mẹ đã có thói quen nhắc nhở con học hành, kèm con từng chút để mong con tiến bộ nhanh hơn và từ đó khiến con ỷ lại vào cha mẹ. Việc cha mẹ liên tục nhắc nhở, kèm cặp con khiến con mất đi sự chủ động trong học tập dẫn đến tình trạng con không tự giác học và không chủ động trong việc học, thậm chí, có những trẻ trở nên khó chịu và không muốn làm những gì không theo ý mình.

tieng anh cho tre 4 tuoi

Trung tâm Toán học UNIX sẽ chia sẻ cho Phụ huynh những phương pháp hay để rèn cho trẻ sự tự giác trong bài viết sau đây.

1. Nên hay Không: Nhắc nhở liên tục để con học chăm và tự giác hơn?

Có câu “điều gì quá cũng không tốt”, nhiều cha mẹ không biết rằng, càng giục giã con học, càng quát mắng càng khiến con không có sự tự giác trong học tập, việc bị “ép” ngồi vào bàn học khi các con chưa sẵn sàng cũng khiến cho các con dễ sinh tâm lý uất ức.

Chị Ngọc Anh, phụ huynh có con học lớp 3 tại Hà Nội chia sẻ: “Con mình càng lớn thì càng vô cùng lười học, nếu mình không nhắc con học thì con sẽ chơi điện tử hoặc trốn đi tụ tập với bạn bè chứ không tự giác làm bài tập về nhà khiến gia đình mình rất đau đầu. Nếu con có ngồi vào bàn học mà không có cha mẹ kèm thì cũng chỉ được vài dòng là con bắt đầu nghịch ngợm chứ không tập trung học. Mỗi tối, mình tốn rất nhiều thời gian và công sức để ngồi kèm con học.

Tình trạng của chị Ngọc Anh cũng là tình trạng chung của rất nhiều bậc phụ huynh có con học Tiểu học hiện nay. Nhiều cha mẹ đau đầu vì nhắc con học, kèm con mỗi ngày nên thường tìm đến trung tâm để con tiến bộ mà vẫn uốn nắn được việc học của con.

daycon1

Cha mẹ nhắc nhở quá nhiều khiến con áp lực.

Vậy nhưng việc này có thực sự đem lại hiệu quả hay đôi khi sẽ mang lại hệ lụy không nhỏ cho cả cha mẹ và các con? Đầu tiên khi cha mẹ cứ liên tục nhắc nhở, đốc thúc con học sẽ khiến con “nhờn”, lời nói của cha mẹ mất đi giá trị trong mắt con. Nếu lời nói của cha mẹ có trọng lượng thì chỉ cần nói một lần là con thực hiện ngay nhưng nếu nhắc nhiều lần mà con vẫn ngồi ỳ ra xem phim, chơi điện tử thì có thể con vẫn chưa được uốn nắn đúng hướng.

Ngoài ra, nhiều cha mẹ có thói quen nhắc con do lo lắng cho con. Cha mẹ khi thấy con lười học thì lo lắng con bị cô phạt, không theo kịp các bạn cùng lớp; thấy các bạn cùng khóa con học chăm chỉ, kết quả tốt thì lo lắng con không theo kịp, con kém hơn bạn bè. Cha mẹ thấy con làm sai nhiều, lười học, có một lỗi mà mãi không sửa thì liên tục nhắc nhở. Khi con ở lứa tuổi tiểu học, thói quen này có thể con vẫn chưa có sự chống đối nhưng đến cấp học cao hơn, con sẽ khó chịu vì những lời nhắc vì con cảm thấy bị giám sát, không có tự do. Vậy giải pháp nào cho cha mẹ khi rơi vào tình trạng trên?

2. Tổ chức một giờ tự giác học ở nhà cho trẻ theo mô hình “giờ học tự chủ trên lớp”

Bước 1 – Nhìn lại ngày đã qua: là bước giúp trẻ tái hiện lại những hoạt động diễn ra trong ngày để biết được mình đã làm tốt hoặc chưa tốt việc gì, còn việc gì chưa hoàn thiện.

Bước 2 – Lên kế hoạch buổi tối: là bước sắp xếp thứ tự ưu tiên những công việc cần làm trước và đưa ra thời gian hoàn thành cụ thể.

Bước 3 – Thực hiện kế hoạch: đây là bước trẻ bắt tay vào công việc ngay khi đã hoàn thành kế hoạch.

Bước 4 – Rà soát: ở bước này, trẻ sẽ xem lại danh mục nhưng việc cần làm, sắp xếp dồ dùng học tập, sách vở, và lên kế hoạch cho ngày mai.

unnamed 2

Việc chia ra các bước trên giúp con nhìn về quá khứ một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất, từ đó đánh giá mọi hoạt động, sự việc, hiện tượng đã xảy ra để thay đổi thái độ theo hướng tích cực. Đồng thời, trẻ sẽ biết cách lên kế hoạch, sắp xếp công việc khoa học, logic và kiểm soát được thời gian hoàn thành kế hoạch ấy.

3. Những lời khen sẽ kích thích niềm yêu thích và sự tự giác hơn ở trẻ

Đừng tiếc những lời khen dành cho con nếu con đã làm tốt trong buổi học hôm đó. Đó là nguồn động lực rất lớn khích lệ trẻ luôn có ý thức học tập và ham học hỏi. Nhưng cũng không nên chỉ khen một cách qua loa như “tốt lắm”, “giỏi lắm”, hãy khen cụ thể hơn: “Con rất có ý thức học bài”, “con rất kiên nhẫn giải bài toán”, “con nắm ý chính rất nhanh”… những lần sau trẻ sẽ biết mình cần làm gì để hoc tốt hơn.

3 600 x 398

Lời khen đúng lúc, đúng chỗ bao giờ cũng có tác dụng vô cùng lớn, làm động lực cho “người ta” phấn đấu hơn nữa.

Khi con tự giác thực hiện nhiệm vụ, hãy dành lời khen ngợi tích cực cho bé và nhấn mạnh bạn muốn thấy những hành động này thường xuyên hơn. Khi hành vi tốt được khen ngợi, trẻ sẽ thường xuyên lặp lại.

Lưu ý rằng, lời khen thường xuyên nhưng phần thưởng thì nên xem xét. Bởi trẻ học tốt mà được thưởng nhiều sẽ hình thành mục tiêu phấn đấu học tập để được thưởng. Hãy để con hiểu, việc học là việc của con. Là việc của bản thân, chúng sẽ cảm thấy thoải mái và có trách nhiệm hơn là của người khác.

4. Hãy nắm những “câu thần chú” này để con trẻ tăng tính tự giác

a. CON LÀM ĐƯỢC MÀ!

Khi những lần đầu thành công, thì những lần sau sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chẳng mấy chốc, con học được tính tự giác và trách nhiệm, thậm chí yêu thích những “nhiệm vụ nhỏ” đó như: Đánh răng diệt vi khuẩn; dọn đồ chơi để nhà sạch sẽ; thi ăn cơm xem ai về đích trước; hay mặc quần áo đẹp để được đi chơi…

b. NÀO, MÌNH CÙNG LÀM NHÉ!

Cũng như vậy, ba mẹ hãy sẵn sàng cùng tham gia rèn luyện các kỹ năng sống cho trẻ nếu như thấy rằng hoạt động đó quá khó, sau đó rút dần sự xuất hiện của mình, để con hoàn thiện nốt nhiệm vụ. Hãy cho con biết, cha mẹ luôn ở bên con, để con vững tin với các thử thách mới.

c. CON HƯỚNG DẪN BỐ/MẸ LÀM ĐI!

Khuyến khích sự sáng tạo và giúp trẻ rèn luyện sự tự lập bằng cách nhờ trẻ hướng dẫn người khác làm là một trong những phương pháp dạy trẻ hiệu quả được áp dụng tại các lớp học Trung tâm Toán học UNIX. Phương pháp này không chỉ giúp cho chính bản thân trẻ nhớ bài hơn mà còn khuyến khích sự tự tin và tự lập của trẻ bởi khi đó chính bản thân trẻ đang đóng vai trò ở thế chủ động khi là người hướng dẫn cho mọi người.

shutterstock 701439556

d. TUYỆT VỜI! CON GIỎI LẮM!

Để việc rèn luyện các kỹ năng sống cho tr hiệu quả, hãy bỏ chút thời gian chơi với con, quan sát con và khen ngợi con thật lòng. “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng… con!”. Hơn nữa, khi khen ngợi, chính bạn cũng rất vui mà!

e. HÃY SÁNG TẠO VÀ KIÊN TRÌ

Khác với bên trên, câu thần chú này là dành cho ba mẹ. Mỗi một đứa trẻ có một tính cách khác nhau, mỗi một gia đình có một môi trường khác nhau và mỗi một ba mẹ có một năng lực khác nhau. Dù phụ huynh có đọc bao nhiêu quyển sách, tham gia bao nhiêu hội thảo hay lắng nghe tư vấn của bao nhiêu Chuyên gia, Diễn giả thì cũng không thế cứ thế áp dụng y chang theo kiểu “sao y bản chính” được.

Cách tốt nhất để rèn luyện các kỹ năng sống cho trẻ đặc biệt là kỹ năng tự lập là ba mẹ hãy lắng nghe và vận dụng một cách sáng tạo. Dựa trên đặc điểm con mình, môi trường gia đình mình và khả năng của chính mình để tìm ra những cách thức phù hợp nhất, khuyến khích con tự lập.

Trên đây là những phương pháp áp dụng thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả đối với sự tự giác chủ động của trẻ. Nếu cần thêm bất cứ tư vấn nào, phụ huynh có thể để lại thông tin TẠI ĐÂY để Trung tâm Toán học UNIX sẽ liên lạc và hỗ trợ MIỄN PHÍ.