Mindmap hay còn gọi là sơ đồ tư duy, đó là một trong những công cụ giúp cho việc ghi nhớ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Cùng Trung tâm Toán học UNIX tìm hiểu về phương pháp học tập hiệu quả bằng sơ đồ tư duy qua bài viết dưới đây nhé.
Trước kia, chúng ta thường ghi chép những thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, hay con số. Với cách ghi chép này, mới chỉ sử dụng được một nửa của bộ não – não trái, mà khi đó chưa hề sử dụng một kỹ năng nào bên não phải, là nơi giúp chúng ta xử lý về các thông tin như nhịp điệu, màu sắc, không gian, sự mơ mộng. Hay nói một cách khác, chúng ta vẫn luôn thường chỉ sử dụng 50% khả năng mà bộ não của chúng ta khi ghi nhận những thông tin. Với mục tiêu giúp để chúng ta sử dụng được tối đa khả năng bộ não, Tony Buzan đã đưa ra phương pháp vẽ sơ đồ tư duy để giúp mọi người thực hiện được mục tiêu này dễ dàng hơn.
I. Sơ đồ tư duy là gì?
Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy là gì?
Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy là gì? Sơ đồ tư duy hay mindmap là một trong những phương pháp dùng để ghi nhớ hiệu quả nhất hiện nay do tác giả Tony Buzan sáng tạo ra (Nhà nghiên cứu chuyên sâu về các hoạt động của não bộ và chuyên viết về những nguyên tắc của trí nhớ). Phương pháp này được dựa trên những cơ sở khoa học khi phân tích các vai trò, chức năng của não trái và não phải trong bộ não của con người. Não trái sẽ có khả năng ghi nhớ những chữ, con số, ký tự, logic, còn não phải là nơi để ghi nhớ hình ảnh, màu sắc, âm thanh. Khi mà có sự kết hợp giữa cả não trái và não phải, con người sẽ ghi nhớ được nhanh hơn, nhớ lâu hơn.
II. Lợi ích của sơ đồ tư duy
Lợi ích của sơ đồ tư duy
Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy là gì? Sơ đồ tư duy ra đời như là một bước đột phá để giúp việc ghi nhớ sẽ trở nên dễ dàng hơn, đồng thời còn giúp tăng cường được khả năng tư duy trong học tập, trình bày.
Ngoài ra, Sơ đồ tư duy còn giúp người dùng có được những cái nhìn tổng thể, sẽ dễ dàng hiểu được các mối liên hệ. Và từ đó, có thể tập trung đến vấn đề để đạt kết quả tốt hơn. Như vậy Sơ đồ tư duy không chỉ là ứng dụng trong việc học tập, ghi nhớ kiến thức; mà đó còn có thể ứng dụng được trong việc lập các lập kế hoạch học tập làm việc cho chính mình.
III. Đọc sơ đồ tư duy như thế nào?
Sơ đồ tư duy là gì? Sơ đồ tư duy thường được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài, và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, các từ ngữ viết ở bên trái của sơ đồ tư duy nên sẽ được đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong và di chuyển ra ngoài)
Trong phạm vi của bộ sách, tương ứng với mỗi môn học là các sơ đồ tư duy mẫu, ở đó sẽ có các hệ thống lại khái quát nhất về những kiến thức trọng tâm của từng môn. Kết hợp với việc đọc sách và học cùng sơ đồ tư duy, không chỉ nắm chắc kiến thức, mà hoàn toàn sẽ có thể tự mình xây dựng những sơ đồ tư duy riêng theo những cách hiểu, cách nhớ của mình. Các em có thể áp dụng được cách xây dựng sơ đồ tư duy dưới đây:
Bước 1: Xác định các từ khóa (có thể dùng những hình ảnh thay từ khóa để ghi nhớ theo cách riêng của mình)
Bước 2: Vẽ chủ đề chính ở trung tâm
- Chủ đề chính nên được vẽ ở trung tâm của tờ giấy, từ đó phát triển thêm các ý ra xung quanh.
- Có thể sử dụng những màu sắc để làm nổi bật chủ đề chính
Bước 3: Vẽ các nhánh chính quanh chủ đề trung tâm
- Ý của các nhánh chính nên được bằng viết thường (chữ to) hoặc được viết bằng CHỮ IN HOA, nằm trên nét vẽ dày
- Các nhánh chính nên được vẽ theo một hướng góc chéo, không nằm ngang. Như vậy, có nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra dễ dàng hơn.
Bước 4: Vẽ các nhánh phụ tỏa ra từ nhánh chính
- Vẽ nối tiếp các nhánh phụ cấp 1 vào nhánh chính, nhánh phụ cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2 …
- Nên vẽ các nhánh đó theo đường cong hơn là vẽ đường thẳng để vẽ được nhiều nhánh và sơ đồ tư duy nhìn rõ ràng, mềm mại, dễ đọc, dễ nhớ hơn
- Tất cả các ý triển khai cho một nhánh nên tỏa ra từ cùng một điểm
- Có thể sử dụng linh hoạt các hình vẽ, màu sắc theo cách hiểu của bản thân.
Khi mà áp dụng sơ đồ tư duy sáng tạo vào việc học, các em không nên vội bắt tay vào vẽ sơ đồ tư duy ngay mà cần thực hiện các bước tiếp theo đúng nguyên lý của trí nhớ như : tìm từ khóa, xác định lại dạng sơ đồ tư duy sáng tạo và khi vẽ hãy nên sử dụng các hình để gợi nhớ. Với cách học truyền thống trước đây, để ôn lại bài, các em cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần, nhưng với phương pháp mindmap, các em không cần phải đọc đi đọc lại sơ đồ tư duy đó mà chỉ cần vẽ đi vẽ lại nhiều lần.
IV. Các bước vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả
Các bước vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả
Bước 1: Xác định từ khóa (Bước này đã hướng dẫn ở trên)
Bước 2: Vẽ chủ đề ở trung tâm
-
Bước này là các bạn sẽ sử dụng một tờ giấy trắng đặt nằm ngang và thực hiện vẽ chủ đề ở chính giữa của tờ giấy. Giấy trắng không kẻ ô sẽ giúp cho các bạn dễ tư duy sáng tạo hơn, không bị các ô vuông cản trở suy nghĩ của mình. Vẽ trên giấy nằm ngang sẽ giúp các bạn có được không gian rộng lớn hơn để từ đó triển khai các ý.
-
Bạn cần vẽ chủ đề nằm ở chính giữa tờ giấy trong sơ đồ tư duy sáng tạo, từ đó mới phát triển ra được các ý khác ở xung quanh nó.
-
Bạn cũng có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc mà bạn yêu thích, chủ đề ở trung tâm có thể là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp được cả 2 thì càng tốt
-
Chủ đề ở trung tâm cần gây sự chú ý để giúp chúng ta dễ nhìn nhận các vấn đề, do đó, bạn nên vẽ chủ đề to cỡ 2 đồng xu 5000đ.
Bước 3: Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)
-
Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA và nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật hơn
-
Tiêu đề phụ nên gắn liền với trung tâm đó
-
Tiêu đề phụ thì nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nên nằm ngang, như vậy có nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn.
Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …
-
Ở bước này, các bạn cần vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v… để tạo ra được sự liên kết.
-
Các bạn nên vẽ nhiều nhánh cong hơn là đường thẳng, như thế sẽ làm cho sơ đồ mindmap nhìn mềm mại hơn, uyển chuyển hơn và sẽ dễ nhớ hơn
-
Chỉ nên tận dụng những từ khóa và hình ảnh, khi ở mỗi nhánh chỉ nên sử dụng 1 từ khóa. Việc này sẽ giúp cho nhiều từ khóa mới và có những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn đó để có một cách dễ dàng hơn
-
Bạn hãy dùng những biểu tượng, những cách viết tắt để tiết kiệm được không gian và thời gian khi bất cứ lúc nào có thể.
-
Tất cả những nhánh của một ý nên được tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu.
Bước 5: Thêm các hình ảnh minh họa
Ở bước này, nên để trí tưởng tượng của mình thoải mái bay bổng hơn bằng cách cho thêm nhiều hình ảnh nhằm sẽ giúp các ý quan trọng được thêm nổi bật, cũng như là lưu chúng vào trí nhớ mình tốt hơn vì não bộ của con người sẽ có khả năng tiếp thu những hình ảnh cao hơn chữ viết. Đừng ngại mình vẽ xấu, hãy cứ vẽ theo những gì bạn suy nghĩ, tưởng tượng ra, những gì bạn liên tưởng, đôi khi điều càng hài hước lại sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn khi sử dụng sơ đồ tư duy sáng tạo.
V. Lưu ý khi học tập bằng sơ đồ tư duy
Lưu ý khi học tập bằng sơ đồ tư duy
Trước hết hãy xem qua phương pháp học tập và cách vẽ sơ đồ tư duy trong học tập của đa phần của học sinh hiện nay
-
Không xem bài ở nhà trước
-
Nghe thầy cô giảng, chép vào tập
-
Không ôn lại
-
Tới kỳ thi “cày cuốc” nhồi nhét kiến thức vào đầu.
Kết quả: đó chỉ là những kiến thức học vẹt, và mau chóng quên sau kỳ thi. Tới kì thi rất mệt mỏi, vất vả, tốn nhiều thời gian thức đêm dậy sớm để học bài.
Các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy là gì? Các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy thông dụng hiện nay là Mindmap, coggle, xmind, …Qua tìm hiểu những người học rất giỏi thấy có điểm chung của phần mềm vẽ sơ đồ tư duy trong các phương pháp học tập là cách vẽ sơ đồ tư duy trong học tập là:
-
Xem bài trước khi đến lớp, ghi chú những phần không hiểu
-
Nghe thầy cô giảng, ghi chú lại bài học
-
Xem lại ghi chú sau khi về nhà
-
Xem lại ghi chú định kỳ 1 tuần, 1 tháng
Thành quả: thông qua cách vẽ sơ đồ tư duy trong học tập điều thu được là những kiến thức đã ăn sâu vào trong trí nhớ của họ. Tới kỳ thi rất nhẹ nhàng trong việc ôn tập, đã được chia nhỏ quá trình học của mình trở thành một thói quen
Vậy qua đó phương pháp học tập tốt trên thấy việc ghi chú đóng một vai trò quan trọng trong phương pháp học tập là cách vẽ sơ đồ tư duy trong học tập nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tăng khả năng nhớ bài hơn, hiểu bài một cách tốt hơn.
VI. Kết luận
Sơ đồ tư duy sáng tạo hiện nay đó là một công cụ tuyệt vời có thể giúp bạn ghi nhớ được khi học một môn ngoài ngữ mới từ các tiếng quen thuộc như tiếng Anh, Pháp, hay Đức….Từ một chủ đề trọng tâm, bạn có thể triển khai ra các ý nhỏ với từng nhánh chia nhỏ khác nhau. Đặc biệt, sơ đồ tư duy mindmap nay đã có những ứng dụng thiết kế sẵn giúp bạn tiết kiệm được thời gian vẽ sơ đồ tư duy bằng tay.