Toán Soroban là một phương pháp giúp tính nhẩm cực nhanh bằng việc sử dụng hình ảnh chiếc bàn tính cổ để tưởng tượng và ra kết quả một cách siêu tốc.
Phương pháp này dựa trên chiếc bàn tính cổ Soroban xuất xứ từ Trung Quốc và được du nhập vào Nhật Bản từ những năm 1600. Đây là một trong những công cụ tính toán vô cùng phổ biến của các nước châu Á thời điểm đó.
Hiện nay nó đã trở thành một phương pháp rèn luyện trí não phổ biến tại Nhật Bản và cả trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hơn thế còn có cả các giải đấu Soroban theo nhiều cấp độ trong nước và quốc tế.
I. Cấu tạo bàn tính soroban
i. Hạt
Soroban bao gồm số nguyên lẻ trục, mỗi trục có hai loại hạt:
- Hạt “trời”, được thiết kế ở dạng 1 hạt, mỗi hạt sẽ mang giá trị tương đương 5, hạt này ở phía trên (ngăn trên).
- Hạt “đất”, được thiết kế ở dạng 4 hạt, mỗi hạt sẽ mang giá trị tương đương 1, hạt này ở phía dưới (ngăn dưới)
- Những hạt “trời” và hạt “đất” được phân biệt với nhau bằng một thanh ngang (hay còn gọi là “xà giữa”)
ii. Trục Số
Trục của bàn tính Soroban luôn được biểu thị là số lẻ. Đặc biệt là không nhỏ hơn 9. Bàn tính Soroban tiêu chuẩn thường có 13 trục. Tuy nhiên các bàn tính Soroban có ứng dụng hiện đại hơn lại có số trục cao hơn, có thể lên đến 21, 23, 27, hay là 31.
Việc có nhiều trục hơn cho phép tính toán nhiều số lớn hơn. Vì mỗi trục sẽ thể hiện một chữ số. Khi có càng nhiều trục thì sẽ càng thể hiện được thêm số nhiều chữ số hơn.
iii. Vật liệu
Đa phần các bàn tính Soroban ở Nhật đều có khung và trục làm bằng gỗ, tre, cây mây hay kim loại. Các hạt tính thường được làm bằng gỗ. Tuy nhiên ở nhiều nơi, các hạt còn có thể làm bằng nhựa hoặc đá. Hạt bàn tính thường có hình nón đôi. Nghĩa là hai hình nón úp vào nhau. Nguồn tham khảo (wikipedia)
II. Đặc điểm
Quy ước trục I làm hàng đơn vị. Những trục bên trái trục I lần lượt từ hàng chục trở lên. Những trục bên phải trục I là phần thập phân sau dấu phẩy, trừ trường hợp làm phép nhân hay chia. Một tính năng tách biệt soroban với bàn tình suanpan của Trung Quốc là những chấm phân cụm 3 trục. Mỗi cụm ba trục được gọi là “những trục cơ bản”. Cụm trục cơ bản có thể được quy ước thể hiện những chữ số cuối cùng của phần số nguyên. Bàn tính Suanpan của Trung Quốc thường không có chức năng này.
III. Hướng dẫn cách biểu thị số trên bàn tính soroban:
Để biểu diễn số 0, di chuyển hạt 5 lên phía trên và 4 hạt 1 xuống dưới. Để thể hiện từ 1 đến 4, lần lượt di chuyển từ 1 đến 4 hạt 1 lên trên. Để diễn tả số 5, dồn 4 hạt 1 xuống dưới và đẩy hạt 5 xuống dưới. Để diễn tả số lớn hơn 5, giữ hạt 5 phía dưới và đẩy lần lượt từng hạt 1 lên.
IV. Học toán soroban có tốt không?
Không phải đơn giản mà Soroban trở thành một biểu tượng của người Nhật được mệnh danh là thông minh, tài trí. Nhiều nghiên cứu của khoa học hiện đại chứng minh được, trẻ em tiếp xúc với phương pháp học toán Soroban sẽ có lợi cho não bộ, ở cả 2 bán cầu não trái và não phải. Bởi vì, muốn dùng phương pháp này, trẻ vừa phải tưởng tượng hình ảnh bàn tính vừa thực hiện các phép tính. Việc tưởng tượng do bán cầu não phải đảm nhiệm, còn tính toán logic thuộc bán cầu não trái.
V. Trẻ đạt được những gì khi học phương pháp tính nhẩm soroban?
-> Phản ứng nhạy với con số: phương pháp này sẽ giúp bé nhanh nhạy hơn với các con số và phép tính từ đơn giản đến phức tạp.
-> Tăng khả năng tưởng tượng và quan sát trực quan: khi tính toán bé cần tưởng tượng đến các hạt trên bàn tính vì vậy tăng hoạt động của bán cầu não phải.
-> Tăng khả năng tập trung: Việc tính nhẩm chính xác đòi hỏi bé phải kết hợp cùng lúc nhiều thao tác, nên cần sự tập trung tối đa của bé.
-> Tăng khả năng ghi nhớ: Có không ít quy ước khi dùng toán soroban giúp bé tập khả năng ghi nhớ.
-> Cân bằng não bộ: Bé dược phát triển đồng thời hai bán cầu não vì kết hợp cả hai bán cầu não trong lúc học toán soroban.
-> Tăng tốc độ tính nhẩm: Học soroban và thường xuyên rèn luyện giúp bé tưởng tượng bàn tính ảo tốt hơn, tính toán nhanh hơn những bé cùng trang lứa.
-> Làm toán chính xác hơn: Khi bé thực hiện đến các chuỗi số phức tạp và khó nhớ thì các phép tính cơ bản như cộng trừ nhân chia trở nên thật đơn giản.
Như vậy, soroban là một phương pháp toán học mang lại rất nhiều lợi ích trong việc phát triển trí não cho trẻ nhỏ, hỗ trợ bé học toán tốt hơn và phát triển nhiều khả năng như tưởng tượng, tập trung, ghi nhớ. Đây là phương pháp tính nhẩm siêu tốc đã được người Nhật nghĩ ra dựa trên chiếc bàn tính Soroban. Toán soroban cho phép tính nhẩm ở mức độ nhanh và chuẩn xác hơn hầu hết các phương pháp hiện nay.
Bàn tính Soroban giúp rèn luyện cả hai bán cầu não trái và bán cầu não phải của người học. Trong đó, bán cầu não trái sẽ có nhiệm vụ đảm nhận việc tính toán logic còn bán cầu não phải thì đảm nhận trí tưởng tượng không gian. Do đó, người Nhật rất ưa chuộng rèn luyện não bộ nhờ phương pháp này, chứ không đơn thuần đáp ứng nhu cầu tính nhẩm khi làm việc. Cũng nhờ thế mà trong thời đại số, máy tính hiện đại, soroban vẫn vô cùng phổ biến và lan rộng nhiều quốc gia.
VI. Trẻ khi nào có thể bắt đầu học Toán soroban?
Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ từ 4 tuổi đã có thể tiếp cận với soroban. Phương pháp này áp dụng hiệu quả để rèn luyện trí não cho đến 16 tuổi. Tuy nhiên, đây là độ tuổi trung bình. Tuỳ theo mức độ phát triển trí não của con mà phụ huynh nên điều chỉnh phù hợp. Bởi vì, nếu cho trẻ tập luyện với toán học từ quá sớm cũng dễ khiến não bộ bé mệt mỏi.
Tốt nhất, bạn nên thấy khi nào trí não trẻ phát triển đầy đủ.
Phụ huynh không nên ép buộc trẻ phải luyện soroban quá nhiều, đặc biệt là khi trẻ có dấu hiệu “quá tải” để tránh tác dụng ngươc khiến con trở nên sợ hãi.
Kết bài: Toán soroban là một phương pháp tuyệt với để giúp phát triển cân bằng não bộ trái và phải. Những công dụng tuyệt vời của nó khiến phụ huynh có thể suy nghĩ ngay đến viêc có nên cho con tiếp cận. Song mỗi đứa trẻ lại là những ‘tuyệt tác’ khác nhau, không phải bé nào cũng sẽ phù hợp chung một phương pháp với nhau. Bố mẹ cần cân nhắc lựa chọn phù hợp với con.
>>> Đọc thêm: 1000 cách giúp tăng tư duy phân tích Toán học