Đối với người Việt mà nói, tết Trung Thu là khoảng thời gian mà gia đình được quây quần bên mâm cỗ và kể cho nhau nghe câu chuyện đời thường. Nếu như ngày xưa trẻ con nô nức kéo nhau đi rước đèn phá cỗ Trung trăng. Thì ngày nay, tết Trung Thu đã dần mất đi “hương vị mộc mạc” mà thay vào đó là hơi hướng “hiện đại hóa”.
- Tết đoàn viên.
Dù là xưa hay nay thì tết Trung Thu vẫn mang 1 cái ý nghĩa nhất định đó chính là tết đoàn viên. Theo như dân gian kể lại. Tết Trung Thu của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thế nhưng giai thoại của người Việt Nam kể rằng: tết Trung Thu bắt nguồn từ câu chuyện về chú Cuội chị Hằng.
Tết Trung Thu được tổ chức vào mùa thu, tức ngày Rằm Tháng Tám (Âm lịch). Trong dịp này, người ta thường làm mâm cỗ gia tiên và bày bánh trái ra sân để cúng mặt trăng. Các thành viên trong gia đình thì quây quần bên nhau đón cỗ trăng rằm. Cùng nhau ăn bánh và chia sẻ những câu chuyện ý nghĩa. Các bạn nhỏ sẽ cầm đèn lồng ông sao đi rước đèn dưới ánh trăng.
- Đồ chơi Trung Thu.
Ngày xưa cuộc sống của con người vật vả. Bố mẹ thì không có đủ điều kiện để mua những món đồ chơi đắt tiền cho con. Món đồ chơi Trung Thu ngày ấy thường là: Trống ếch, đèn lồng giấy,đầu lân sư tử, đèn kép quân,… được tạo ra bởi chính bàn tay của các con nhỏ.
Thế hệ 8x, 9x đi trước chắc chăn sẽ không quên hình ảnh nhóm bạn ngồi díu dít bên cây kéo, keo dấy, tre gỗ. Để rồi tự tay cắt lon bia, thêm cây nến là được một chiếc đèn lồng đi chơi Trung Thu. Thế hệ 7X thì tạo trống ếch bằng ống bơ và da ếch.
Đồ chơi ngày nay thì cầu kì và phổ biến hơn rất nhiều. Cứ bước chân ra ngoài đường là tìm ngay được địa điểm bán đồ chơi Trung Thu. Mẫu mã đa dạng, nhiều màu nhiều chủng loại. Giá cả cũng không quá đắt. Cuộc sống của con người ngày càng cải thiện, trẻ con thì được chiều chuộng hơn ngày xưa. Có những bạn nhỏ còn được bố mẹ dẫn đi sắm quà Trung Thu từ trước nửa tháng. Những món đồ chơi như đèn ông sao, trống ếch, đầu lân…vẫn được bán đầy trên phố phường. Thế nhưng trẻ con ngày nay thường không còn quan tâm nhiều đến những món đồ chơi truyền thống nữa. Mà thay vào đó là chơi những trò chơi công nghệ trên điên thoại – gần gũi thế hệ bây giờ.
- Trò chơi và địa điểm chơi trung thu
Trò chơi Trung Thu ngày xưa thường được chơi theo nhóm. Những bạn nhỏ năng động thì thích đội đầu lân chạy khắp xóm làng. Cứ một nhóm từ 7-10 bạn đi thành một đội, bên cạnh là trống, nồi, xoang, chảo để gõ. Chưa kể đến hàng ngàn xa số những trò chơi thú vị như: Thi đèn, thi cỗ, cờ ngũ sắc, kéo co… Ngày ấy không kể người già hay trẻ nhỏ, không kể bạn đến từ đâu. Cứ đi ra đường gặp nhau là thành bạn bè. Ở đâu tụ tập là ở đó có thể tham gia.
Nếu như đêm rằm 15/8 mọi người sẽ trở về quây quần chung vui bên gia đình người thân. Thì tối 14 lại là thời gian để dành cho xóm làng. Buổi tiệc nhỏ sẽ được tổ chức ở nhà văn hóa hoặc đình làng. Mọi người sẽ cùng tụ họp lại rồi ngồi bên nhau thi hát, thi múa, giao lưu, ăn bánh trung thu đến quá nửa đêm.
Trò chơi ngày xưa thì rất đa dạng tập trung vào thể hiện tính đoàn kết con người. Còn ngày nay, trò chơi Trung Thu không còn phổ biến nhiều như xưa. Ở một số vùng quê , mọi người vẫn tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống. Thế nhưng cảm xúc đã không còn được háo hức như xưa.
Trên những thành phố đông đúc tấp nập như Hà Nội, Sài Gòn. Người trẻ thì hay kéo nhau đi dạo phố Hàng Mã, uống bia Tạ Hiện,tham gia các buổi tiệc lớn do các đơn vị tổ chức, chụp ảnh mua sắm ở những địa điểm nổi tiếng như trung tâm thương mại, phố đèn lồng…
Ngày nay thì có nhiều gia đình bận rộn với công việc. Bố mẹ thì không thể dẫn con đi chơi trung thu như ngày xưa. Các bạn nhỏ sẽ thường ở nhà chơi game thay vì đi ra ngoài giao lưu với xã hội. Chính vì đó mà trung thu ngày nay không ấm cúng và giữ được nhiều hương vị đặc sắc.
- Mâm cỗ ngày trung thu
Mâm cỗ ngày xưa thường có 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành trong Trái Đất cùng với bánh nướng và bánh dẻo. Những loại quả thường là: bưởi, hồng, chuối… 2 loại bánh quan trọng và đặc trưng nhất trong tết Trung Thu đó là bánh dẻo và bánh nướng. Bánh dẻo hình tròn với phần vỏ mềm tượng trưng cho trời. Bánh nướng hình vuông với lớp vỏ cứng cáp và vị mặn ngọt tượng trưng cho đất. Mọi người thường ngồi ăn bánh bên ấm trà xanh thanh mát. Nói chuyện tán gẫu tâm sự và cùng nhau ngắm mặt trăng tròn sáng rực một góc trời.
Ngày nay, cuộc sống thì hiện đại và đầy đủ hơn. Mâm cỗ Trung Thu cũng được “hiện đại hóa” với hàng chục loại bánh kẹo nội, ngoại khác nhau. Vẫn bánh nướng bánh dẻo như ngày trước nhưng mọi người đã không còn háo hức để đợi đến đêm trăng tròn cùng nhau thưởng thức bánh. Mâm cỗ hoa quả được bày biện trông lung linh và bắt mắt. Mọi thứ đều đầu đủ và sung túc hơn ngày trước rất nhiều.