Trong quá trình học tập, làm việc… chúng ta dễ nhận thấy việc càng tập trung sẽ càng mở rộng, đem lại hiệu quả và năng suất tốt hơn.
Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể làm việc liền một mạch nếu như có nhiều yếu tố xung quanh tác động, thu hút sự chú ý và làm ta mất sự chuyên tâm. Đặc biệt, hiện tượng thả hồn “treo ngược cành cây” là chuyện rất hay xảy ra ở các em học sinh. Có thể dẫn ra đây một thói quen tai hại khác vẫn chiếm chỗ trong trường học của chúng ta: các bài giảng dài (các tiết học kéo dài từ 45 phút tới vài tiếng). Điều này khiến ta dễ dàng bắt gặp cảnh tượng rất nhiều học sinh lơ đãng, ngủ gật, hoặc ngồi làm việc riêng trong lớp vì không thể chú tâm vào bài giảng. Trong khi hầu hết giáo viên đổ lỗi cho các cô cậu học trò, thì các chuyên gia não bộ có một lời giải thích đơn giản cho hiện tượng này và đồng thời áp dụng những cách thức
Vậy làm thế nào để huy động và sử dụng sức mạnh não bộ để điều khiển sự tập trung một cách tối đa? Cùng Trung tâm Toán học UNIX tìm hiểu và vận dụng những phương pháp dưới đây nhé:
1. Phương Pháp POMODORO
Não chúng ta chỉ có khả năng chú tâm suy nghĩ trong một thời gian rất ngắn, chừng 10 phút, sau đó là sẽ đến giai đoạn mất tập trung. Đây là cơ chế phòng vệ hết sức tự nhiên của não người, vì vậy hãy phân chia các bài giảng thành từng phân đoạn ngắn hơn. Sau mỗi mười phút tập trung, hãy thiết kế một hoạt động để thư giãn và chuyển đổi sang phân đoạn tiếp theo. Thực ra đã từ lâu người ta đã biết dùng kỹ thuật phân giờ Pomodoro với các quy tắc đơn giản kể trên để gia tăng đáng kể năng suất làm việc và học tập.

Các bước để thực hiện phương pháp Pomodoro
- Bước 1: Chọn công việc mình sẽ làm.
- Bước 2: Đặt thời gian, thông thường là 25 phút.
- Bước 3: Làm việc cho đến khi hết 25 phút
- Bước 4: Nghỉ giải lao 5 phút.
- Bước 5: Sau 4 lần nghỉ giải lao trên thì nghỉ dài hơn với 10 phút (hoặc 15 – 30 phút tùy công việc và sức của mỗi người).
2. Chọn Ba Việc Quan Trọng Nhất Mỗi Ngày
Phương pháp này rất đơn giản như sau: Mỗi ngày chọn ra 03 việc quan trọng nhất mà bạn muốn hoàn thành trong ngày và tập trung vào việc hoàn thành ba việc này trước khi thực hiện những việc khác.
Nhưng làm thế nào để biết đâu là việc quan trọng nhất? Leo Babauta, tác giả trang web nổi tiếng Zen Habits chia sẻ: Trong tất cả những việc ở trước mặt, việc nào nếu hoàn thành sẽ tạo nên ảnh hưởng lớn nhất với cuộc đời của bạn?
Phương pháp này mang lại sự tập trung đơn giản là vì nó khiến bạn phải dồn hết tâm trí của mình vào việc hoàn thành những điều quan trọng nhất trong ngày, trước khi chuyển sự tập trung của mình sang công việc khác. Nếu bạn kết hợp phương pháp này với phương pháp Pomodoro ở trên, chắc chắn bạn sẽ thấy một sự gia tăng lớn về mặt hiệu suất và mức độ tập trung của bản thân mình.
3. Danh Sách “Xả Não”
Não bộ của chúng ta rất kỳ lạ, nó có khả năng nhảy từ luồng suy nghĩ này sang luồng suy nghĩ khác mà không biết mệt mỏi. Thậm chí khoa học còn gọi nó với một cái tên là “bộ não khỉ” để miêu tả khả năng nhảy cóc suy nghĩ của nó.
Và điều này thật nguy hiểm với sự tập trung của chúng ta. Giả sử bạn đang tập trung vào một công việc nào đó, rồi bỗng nhiên não bộ bất chợt nảy sinh một luồng suy nghĩ nào đó, và chỉ một vài phút sau thì bạn đã bị nó dẫn dắt đến một nơi mà bạn không mong muốn. Bạn bất chợt giật mình và quay lại với công việc của mình, nhưng phải mất một lúc lâu sau bạn mới có thể lấy lại được sự tập trung như ban đầu.
Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì? Hãy tạo một danh sách “xả não”.
Nghĩa là sao? Nghĩa là bất kể khi nào bạn nhận thấy rằng mình đang suy nghĩ về một điều gì đó bất chợt, hãy viết luồng suy nghĩ đó ra trên giấy (hoặc ghi chú trên ứng dụng điện thoại hay máy tính) và sau đó quay lại ngay với công việc của mình. Hoặc nếu như khi đang làm việc bất chợt có người nào đó nhờ bạn làm cái này cái kia, hãy viết vào danh sách này, và quay lại công việc của mình.
Dọn rác bộ não để tập trung
Khi bạn viết nó ra và lưu trữ ở một nơi nào đó, luồng suy nghĩ đó không mất đi, nhưng nó sẽ cho bạn quyền chủ động được lựa chọn thời điểm nào thì bạn sẽ quay lại với suy nghĩ này. Khi hoàn thành hết công việc của bạn rồi, bạn hoàn toàn có thể xem xét lại danh sách trên để quyết định các công việc tiếp theo mình nên thực hiện là gì.
Hãy nhớ, não bộ của bạn được thiết kế để tạo ra ý tưởng chứ không phải để lưu trữ ý tưởng. Đừng bắt nó phải thực hiện một chức năng không đúng với thiết kế của nó.
4. Chỉ Làm Một Việc, Tại Một Thời Điểm
Xã hội ngày nay có vẻ như rất coi trọng những người có khả năng làm nhiều việc cùng một lúc và cho rằng họ là những “người hùng”. Nhưng sự thật đó là làm nhiều việc cùng một lúc chỉ làm cho năng lực tập trung của bạn suy giảm mà thôi.
Một nghiên cứu của Gloria Mark, Đại học California, Irvine cho thấy mỗi khi chúng ta nhảy từ việc này sang việc khác, trung bình ta phải mất 25 phút để quay lại công việc trước đó. Bạn hãy thử tưởng tượng xem nếu bạn cứ liên tục làm nhiều việc cùng một lúc như vậy, thì một ngày bạn đã phí phạm mất bao nhiêu thời gian mà đáng lý ra đã có thể dùng để hoàn thành những việc quan trọng của mình.
Vậy nên hãy biến thói quen “tập trung vào một việc, tại một thời điểm” thành tiêu chí làm việc của bạn. Chắc chắn sự tập trung của bạn sẽ được nâng cao. Nếu kết hợp phương pháp này với phương pháp số 3 thì bạn sẽ gia tăng sự tập trung của mình lên rất nhiều lần.
Thường khi tôi cần tập trung cao độ vào một việc gì đó mà không cần đến Internet thì tôi sẽ ngắt mạng, tắt nguồn điện thoại và bất kỳ điều gì có tiềm năng làm tôi xao nhãng đều sẽ được loại bỏ hết. Nói chung, bạn cần phải rất nghiêm khắc với bản thân mình để luyện tập thói quen này.
5. Quản Lý Những Tác Nhân Có Thể Gây Xao Lãng
Thế giới này đang cố gắng tìm cách thu hút sự tập trung của bạn bằng cách làm cho bạn bị xao nhãng. Vậy thì cách tốt nhất để không bị xao nhãng đó là ngăn ngừa trước khi điều đó xảy ra bằng cách: Tắt / để trong cặp / để chế độ do not disturb đối với điện thoại. Kiểm tra email theo đợt (quy định số lần và thời gian mà bạn kiểm tra email trong ngày và bạn xử lý chúng theo từng đợt như vậy)…
Nói chung nguyên lý chính của phương pháp này là tìm mọi cách để ngăn không cho những thứ có tiềm năng làm bạn bị xao nhãng xảy ra.
6. Thiền Định
Lý do tại sao thiền lại giúp gia tăng sự tập trung? Vì căn bản của thiền đó là sự quan sát hơi thở và quan sát suy nghĩ của mình. Mình nhận thức được mình đang làm gì, đang nghĩ gì và có khả năng điều khiển hành động của mình.
Nhiều vận động viên chuyên nghiệp đã thực hành thiền định, họ cũng đã từng giành các huy chương vàng Olympic như Misty May-Treanor, Kerri Walsh và Lebron James. Huấn luyện viên của Michael Jordan, Phil Jackson, đã dạy họ cách thực hành thiền trong các trò chơi như một công cụ để lấy lại sự tập trung. Việc giới thiệu những nhân vật của công chúng trên sẽ thu hút sự tham gia và thực hành của học sinh. Nó cũng giúp học sinh và cả phụ huynh không bị đóng khung hoạt động thiền, không coi nó như một nghi lễ tôn giáo. Dạy cho học sinh cách để hít vào, thở ra, đặt toàn bộ suy nghĩ của mình vào hơi thở. Khi yêu cầu học sinh tập trung là bạn đang khuyến khích các em bình tĩnh, chú ý đến từng hơi thở – hơi thở chánh niệm.
Hy vọng bằng cách phương pháp này sẽ giúp cho chúng ta có thể tập trung trong quá trình làm việc, học tập… hiệu quả hơn!