Nghiên cứu "tâm lý" học Toán

  • Post author:
  • Post published:25/09/2019

Theo giáo sư Jo Boaler ( nhà viết sách giáo dục nổi tiếng tại Anh): “Học sinh chỉ có thể học tốt toán khi họ được giải quyết các đề bài mà họ thích, chứ không phải là những bài tập khiến họ sợ hãi”.

Toán học

Toán là một trong những môn học không được yêu thích nhất trên thế giới. Nhưng kể cả khi chúng ta không làm việc với toán. Toán học vẫn liên quan trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Sự thật là, việc tập trung vào tính toán nhanh, ghi nhớ vẹt và các vấn đề trừu tượng khiến nhiều người cảm thấy môn toán nhàm chán hoặc không phải là thứ mà họ cần. Đối với những học sinh đặc biệt sợ hãi môn toán thì việc “gợi lên” niềm yêu thích không phải là việc dễ dàng.

Thế nhưng không thể phủ nhận được tầm quan trọng của toán học đối với cuộc sống đang diễn ra hàng ngày. Theo khảo sát tại một trường cấp 3 ở Anh. Có một nhận định được đưa ra: “Toán học nhàn chán là do học sinh chưa biết cách hiểu nó. Chưa đi sâu và tìm hiểu những điều thú vị đã vội bỏ cuộc. Thế giới toán hoc cũng như thế giới sống của chúng ta. Nó luôn chứa đựng hàng ngàn điều kì bí chưa kịp khai thác. Kiên nhẫn rèn luyện và chờ đợi thì món quà bất ngờ sẽ xảy đến.”

Toán học đang dần làm chủ vị thế trong hiện tại và tương lai. Khi mà thời đại công nghiệm 4.0 diễn ra, nghề nghiệp liên quan đến toán chiếm 70,5% trong xã hội.

Boaler (Giáo sư về giáo dục Toán học tại Trường sư phạm Đại học Stanford, người giành được giải thưởng “Sách xuất sắc nhất của năm” cho giáo dục ở Anh năm 2002, đồng sáng lập YouCubed tại Stanford) đã bỏ ra rất nhiều năm nghiên cứu “tâm lý toán học”. Nhằm tìm ra “rào cản vô hình” khiến trẻ sợ toán và làm sao để khắc phục tình trạng này.

Toán học

  • Quan trọng nhất chính là ý nghĩa “sáng tạo linh hoạt các con số”

Theo Boaler “Có một quan niệm sai lầm rất phổ biến và gây hại trong toán học đó là ý tưởng cho rằng chỉ những người có năng khiếu toán bấm sinh mới có thể giỏi”. Boaler cho biết cách tốt nhất để học giỏi toán là sử dụng môn học này thường xuyên. Phát triển các dữ liệu bài tập và đặc biệt là “sáng tạo linh hoạt các con số”.

Ví dụ, khi được yêu cầu giải quyết phép tính 7 x 8. Một số người có “ý thức mạnh với các con số” sẽ nhớ ra luôn kết quả là 56. Thế nhưng chúng ta vẫn có thể  sử dụng một chiến lược linh hoạt khác. Như việc lấy 10 x 7 sau đó trừ đi 7 x 2 (70-14).

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những học sinh đạt thành tích cao là những học sinh biết sử dụng “sáng tạo linh hoạt các con số” thay vì bộ nhớ vẹt. Còn những học sinh đạt thành tích thấp thì hoàn toàn ngược lại.

Từ đó đưa ra kết luận những người học toán kém hơn không phải vì kiến thức của họ ít hơn. Mà là vì họ không sử dụng các con số một cách linh hoạt.

brain on math

  • Vai trò của não

Nhà toán học nổi tiếng người Pháp. Laurent Schwartz đã từng viết trong cuốn tự truyện của mình rằng ông thường cảm thấy ngu ngốc ở trường. Vì ông là một trong những người suy nghĩ toán học chậm nhất trong lớp.

Một số học sinh sẽ ghi nhớ chậm hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không sở hữu tiềm năng toán học đặc biệt. Hầu hết những học sinh ghi nhớ kém lại tin rằng họ không bao giờ có thể thành công khi học toán. Từ đó dẫn đến sợ hãi và chán nản với môn học. Boaler phát hiện ra rằng những học sinh học thuộc lòng nhanh hơn thì không đạt được thành tích cao hơn.

Khi học sinh bị căng thẳng. Chẳng hạn như khi họ đang giải một câu hỏi  dưới áp lực thời gian. Lúc này hoạt động trí nhớ sẽ bị chặn. Học sinh không thể dễ dàng nhớ lại các sự kiện mà họ đã được học trước đây. Có đến một phần ba học sinh trải qua cảm giác căng thẳng cực độ hoặc “lo lắng toán học” trong thời gian làm bài kiểm tra.

Toán học

  • Chiến lược và hoạt động giúp trẻ “sáng tạo linh hoạt các con số”.

Việc tổ chức những buổi giao lưu phát triển hướng đi giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh là rất cần thiết. Buổi làm việc sẽ giúp đồng nhất cách giảng dạy. Phát triển ý nghĩa “sáng tạo linh hoạt các con số” cho trẻ cả tại trường học và ở nhà.

Bên cạnh đó, phát triển những cuộc nói chuyện về các con số, hoạt động học toán thư giãn. Giúp trẻ làm quen với cách tư duy “ sáng tạo linh hoạt các con số”. Không ép trẻ nhớ một cách máy móc. Thay vào đó để trẻ sáng tạo toán theo cách riêng của trẻ.

Cả phụ huynh và giáo viên cần phải hiểu. Trẻ ghi nhớ chậm bài toán, công thức không có nghĩa là trẻ học kém môn toán. Hãy phát triển những cách học sáng tạo để trẻ cảm thấy thú vị và đam mê với việc học.